► KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 02 THÁNG 5 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024)

Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975 giải phóng hoàn toàn Miền Nam, thống nhất đất nước, kết thúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của Nhân dân ta là chiến thắng oanh liệt nhất, trọn vẹn nhất trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Chiến thắng 30/4/1975 là kết quả hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó vấn đề nắm vững thời cơ, sự chín muồi chiến lược quân sự cách mạng là yếu tố đặc biệt làm nên chiến thắng. Với tầm vóc vĩ đại của chiến thắng, chiến dịch Hồ Chí Minh đã để lại nhiều dấu ấn lịch sử không chỉ trong nước mà còn có tầm ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia trên thế giới và được khai thác, nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau.

         Để khẳng định chân giá trị của Đại thắng mùa Xuân 1975, Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách:
 
  
             Cuốn sách “Chiến dịch Hồ Chí Minh Xuân 1975 - Sự hội tụ chín muồi chiến lược quân sự cách mạng” của các tác giả: PGS. TS. Vũ Như Khôi, PGS. TS. Văn Đức Thanh và Trần Xuân Phú được Nhà xuất bản Chính trị quốc gia ấn hành năm 2005. Với dung lượng 316 trang, khổ 13x19cm, nội dung gồm 3 chương: Trình bày cơ sở khách quan hình thành chiến lược quân sự giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; phân tích quá trình phát triển chiến lược quân sự trong kháng chiến chống Mỹ và nghệ thuật chỉ đạo của Đảng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975.

Bằng phương pháp lôgic - lịch sử, với cách luận chứng ngắn gọn, súc tích những sự kiện lịch sử được chắt lọc, các tác giả trình bày khái quát cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta với đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, sự hội tụ chín muồi chiến lược quân sự Việt Nam.

 
 
 
             Cuốn hồi ức “Tổng hành dinh trong mùa Xuân toàn thắng” của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Người Anh Cả của quân đội nhân dân Việt Nam, sẽ giúp bạn đọc thấy rõ hơn nhãn quan chiến lược, sự sáng suốt và nhạy bén của Bộ Thống soái tối cao, đặc biệt trong những thời cơ lớn, cũng như tinh thần làm việc toàn tâm, toàn ý, mưu trí, sáng tạo của các cơ quan Tổng hành dinh. Sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia ấn hành năm 2004, gồm 10 chương. Trong đó, Đại tướng dành 9 chương viết về các sự kiện lịch sử lớn gồm: Trận “Điện Biên Phủ trên không”, hội nghị lịch sử, kế hoạch cơ bản và kế hoạch thời cơ, hạ quyết tâm chiến lược, đòn điểm huyệt, chuyển cuộc tiến công thành tổng tiến công, trận Sài Gòn bắt đầu, giải phóng Trường Sa, chiến dịch Hồ Chí Minh. Chương cuối cùng “Đôi dòng suy ngẫm” là những điều tâm huyết, đúc kết cuộc đời cầm quân của Đại tướng qua những năm tháng khốc liệt của chiến tranh. Đại tướng đã hồi tưởng lại những quyết sách chiến lược của tập thể (Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng tư lệnh) từ việc hoạch định chính sách đến việc chỉ đạo điều hành, tổ chức thực hiện ở chiến trường và huy động sức mạnh của cả dân tộc nhanh chóng kết thúc chiến tranh một cách có lợi nhất.
 
 
 
 
             Cuốn sách “Đại tướng Lê Trọng Tấn với đại thắng mùa xuân 1975” là tập luận văn quân sự của Đại tướng Lê Trọng Tấn viết về cuộc tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 được Nhà xuất bản Quân đội nhân dân tuyển chọn, phát hành năm 2005. Trên cương vị là một thành viên trong Bộ Tổng chỉ huy cuộc tiến công chiến lược, bằng những luận cứ khoa học chặt chẽ và sắc sảo, Đại tướng Lê Trọng Tấn đã tập trung đi sâu nghiên cứu, phân tích làm rõ những nội dung cơ bản về thời cơ cách mạng, về chuẩn bị lực lượng, về phát triển thế và lực trong cuộc Tổng tiến công...Đặc biệt là nghệ thuật quân sự Việt Nam đã đạt đến trình độ phát triển rất cao, đánh dấu bằng thắng lợi trọn vẹn của cuộc Tổng tiến công, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Những bài học kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật quân sự trong chiến tranh giải phóng dân tộc được thể hiện qua tác phẩm vẫn còn nguyên giá trị trong thực tiễn công cuộc bảo vệ và xây dựng Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay.
 
 
 
             
            Tác phẩm “Thư vào Nam” tập hợp những bức thư và điện của đồng chí Lê Duẩn (Anh Ba) gửi vào miền Nam khói lửa trong những năm tháng kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Toàn bộ nội dung cuốn sách cho thấy đồng chí Lê Duẩn qua thực tiễn chỉ đạo các chiến trường, từ nhận định tình hình đến chủ trương, biện pháp đã phát triển hết sức phong phú cả hai mặt lý luận và thực tiễn, kết hợp nhuần nhuyễn đấu tranh chính trị và đấu tranh vũ trang. Đây là cuốn sách quý, góp phần tổng kết kinh nghiệm cuộc kháng chiến chống Mỹ, là tư liệu lịch sử giá trị có thể áp dụng sáng tạo để giải quyết những vấn đề trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
 
 
 
            Cuốn truyện ký “Cánh chim nhỏ giữa sào huyệt địch” của nhà báo Cao Kim (Kim Toàn) viết về Minh Nguyệt - nữ đội viên nhỏ tuổi nhất của Tổ giao liên mật C30, thuộc đơn vị giao liên T4 (Khu Sài Gòn - Gia Định). Là con gái Sài Gòn chính gốc, Minh Nguyệt có dáng hình mảnh mai, xinh xắn, nhanh nhẹn, thông minh và gan dạ, được mọi người trong đơn vị thương mến ví như “cánh chim nhỏ” nơi đô thành ngày ấy.

Bằng lối kể chuyện giản dị nhưng hóm hỉnh, giàu hình ảnh, không màu mè, với mười câu chuyện không sắp xếp theo thứ tự thời gian, tác giả đã dựng lên toàn cảnh chiến trường Đông Nam Bộ, trong đó nổi lên hình ảnh cô bé Minh Nguyệt chưa đầy 17 tuổi trong một gia đình sống tại Quận 3 mà bố, mẹ và năm anh chị em cùng tham gia cách mạng, luôn bị theo dõi, đe dọa, khủng bố. Nhiệm vụ chính của Minh Nguyệt là vận chuyển một số loại hàng hóa mà cách mạng rất cần từ nội thành ra vùng giải phóng rồi lại từ đó chuyển tài liệu của cách mạng vào nội thành. Bằng trí thông minh, tinh thần dũng cảm, gan dạ, sáng tạo, Minh Nguyệt vượt qua tất cả các trạm kiểm soát khắt khe, các cuộc vây ráp, khủng bố dã man của địch và luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Trân trọng kính mời quý vị tìm đọc!

                                                                                                      Nguyễn Thị Tuyết Mai

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Giới thiệu sách chuyên đề Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024) (17/05/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) (03/05/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4(16/04/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024)(23/03/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024)(07/03/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03/02/1930-03/02/2024)(03/02/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 110 năm ngày sinh Đại tướng Nguyễn Chí Thanh (01/01/1914 - 01/01/2024) (29/12/2023)
THÔNG BÁO
Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Hưng Yên năm 2024
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 53
Hôm nay 118
Tháng này: 449,844
Tất cả: 3,167,033

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388