► KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 01 THÁNG 5 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Giới thiệu sách kỉ niệm 76 năm Ngày Thương binh Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2023)

Trong suốt chiều dài lịch sử "sáng chắn bão giông, chiều ngăn nắng lửa", trải qua hàng nghìn năm văn hiến, dựng nước, giữ nước, nhân dân ta với tinh thần yêu nước nồng nàn đã đoàn kết một lòng, không quản gian khổ, hy sinh, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập, tự do và toàn vẹn lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc. Trong các cuộc đấu tranh đó, hàng triệu người con ưu tú của dân tộc đã hiến dâng tuổi thanh xuân, sẵn sàng xả thân cho Tổ quốc, dũng cảm chiến đấu, anh dũng hy sinh hoặc mang thương tật suốt đời. Máu đào và sự cống hiến, hy sinh cao cả của các thương binh, liệt sĩ để đất nước ta nở hoa độc lập, kết trái tự do.

Hướng tới kỉ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), Thư viện tỉnh Hưng Yên xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách hay viết về thương binh, liệt sĩ.

 

Ưu đãi người có công với cách mạng là một chính sách đặc biệt của Đảng, Nhà nước nhằm tri ân, tôn vinh người có công với cách mạng. Thực hiện chính sách ưu đãi người có công với cách mạng là trách nhiệm, là tình cảm của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những người đã không tiếc thân mình hy sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc.

Để đáp ứng yêu cầu tìm hiểu và thực thi các quy định của pháp luật mới nhất về chính sách đối với người có công, năm 2018, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội ấn hành cuốn sách “Sổ tay pháp luật về thực hiện chính sách chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân”. Với dung lượng 120 trang, nội dung cuốn sách chia làm 3 phần:

Phần I: Đánh giá tổng quan chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.

Phần II: Hỏi đáp về chính sách ưu đãi người có công.

Phần III: Văn bản pháp luật về người có công.

Cuốn sách là tài liệu bổ ích giúp cán bộ quản lý, người làm công tác lao động, thương binh xã hội cũng như bạn đọc hiểu rõ hơn về các quy định chế độ chính sách trợ cấp ưu đãi đối với người có công và thân nhân trong tình hình mới hiện nay.

 

Cuốn “Cẩm nang cán bộ xã, phường về chế độ chính sách ưu đãi người có công với cách mạng” do Nhà xuất bản Lao động - Xã hội ấn hành năm 2014, sách dày 215 trang, khổ 14x21cm. Với tiêu chí dễ hiểu, đảm bảo tính chính xác và cập nhật, cuốn sách đã khái quát chung về người có công với cách mạng và các chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng cùng một số hướng dẫn xác nhận liệt sĩ, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh trong chiến tranh không còn giấy tờ, giúp các cán bộ xã, phường, đối tượng người có công và thân nhân hiểu rõ quyền, lợi ích hợp pháp.

 

Cuốn sách “Những điển hình trong phong trào đền ơn đáp nghĩa từ năm 2001 đến nay” của Nhà xuất bản Lao động - Xã hội ấn hành năm 2007. Nội dung cuốn sách giới thiệu 66 gương tập thể và cá nhân điển hình trong hội nghị tuyên dương những thương binh, bệnh binh, gia đình làm kinh tế giỏi từ năm 2001 đến nay. Điển hình như câu chuyện “Tấm lòng của người dân Khánh Bình” kể về một xã phía Nam huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương, nằm ngay cửa ngõ vào chiến khu Đ, nơi nổi danh qua hai cuộc chiến tranh chống quân xâm lược. Với tấm lòng “lá lành đùm lá rách” nhân dân xã Khánh Bình đã thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, liệt sĩ, người có công, công tác phát động toàn dân tìm kiếm, phát hiện và quy tập mộ liệt sĩ về nghĩa trang huyện luôn được duy trì. Hay một điển hình khác là anh La Văn Lập, thương binh hạng 2/4, với đồng lương trợ cấp không đủ để trang trải cuộc sống, nhưng với tinh thần tự lực, tự cường anh đã quyết tâm vượt lên từ hai bàn tay trắng. Năm 1991, anh đã mạnh dạn nhận trồng rừng, tận dụng vùng đất dưới chân đồi trồng cây ăn quả và lập trang trại chăn nuôi gia cầm với mô hình kết hợp VAC. Qua mô hình trên, anh đã giải quyết lao động của gia đình và tạo được việc làm mới cho 5 lao động theo thời vụ....

 

Nhà báo, Nhà văn Tô Phương là cây bút chiến trường nổi tiếng, là tác giả của những thiên ký sự nóng hổi thời chiến, sau khi đất nước thống nhất ông tiếp tục gắn bó với đề tài chiến tranh, đặc biệt là hình ảnh Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Tập truyện ký “Chuyện về Bà mẹ Việt Nam anh hùng” được Nhà xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2009 là một trong những tác phẩm nổi tiếng của tác giả Tô Phương. Với dung lượng 270 trang, tập sách giới thiệu 13 truyện ký của tác giả về những người mẹ như: Nữ tướng Nguyễn Thị Định; Chuyện người mẹ của bốn liệt sĩ; Trả thù nhà đền nợ nước; Người mẹ anh hùng trên một trăm tuổi; Người con gái Củ Chi....

 

Trong các cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc theo yêu cầu cách mạng, các nhà văn cầm súng lên đường, tham gia trực tiếp vào các cuộc chiến tranh. Các nhà văn tại chiến trường hoạt động rất đa dạng và phong phú, làm các công việc khác nhau như: Phóng viên mặt trận, hoạt động văn hóa văn nghệ, trực tiếp cầm súng, có không ít nhà văn trưởng thành từ chiến sĩ ngoài mặt trận. Họ đã viết về cuộc chiến tranh giải phóng của nhân dân mình, đồng đội mình với một khối lượng tác phẩm lớn và không ít trong số đó đã trở thành tác phẩm văn học tiêu biểu.

Tập sách "Chân dung các nhà văn liệt sĩ" được hai tác giả Ngô Vĩnh Bình, Phùng Văn Khai sưu tầm, tuyển chọn, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành năm 2007, sách dày 350 trang, khổ 13x19cm. Mỗi nhà văn có một phong cách riêng, một cá tính khó trộn lẫn, ở các nhà văn liệt sĩ càng thể hiện rõ rệt. Đó là: Nam Cao tài năng, thâm trầm và đang ở đỉnh cao phong độ; Trần Đăng nhạy cảm, chất phác; Thâm Tâm tài hoa, khí phách, nhiều dự định sáng tác; Hoàng Lộc tận tình, chu đáo; Nguyễn Mỹ tinh tế, nhuần nhụy, kiên quyết; Lê Anh Xuân hừng hực niềm tin chiến thắng; Dương Thị Xuân Quý sâu sắc, âm thầm, mãnh liệt…Các anh, các chị ngã xuống trong tư thế vừa cầm súng vừa cầm bút đã để lại cho đời những trang văn đẹp nhất, những nhân cách đáng trân trọng nhất.

Mời quý vị và các bạn tìm đọc những cuốn sách trên tại Thư viện tỉnh Hưng Yên để hiểu rõ hơn về những cống hiến, hy sinh to lớn của đồng bào, chiến sĩ đối với Tổ quốc. Để từ đó luôn chú trọng giáo dục các thế hệ con cháu về ý thức trách nhiệm, nghĩa vụ công dân, lòng biết ơn sâu sắc đối với thương binh, liệt sĩ và nguời có công với cách mạng.

Trân trọng mời quý vị tìm đọc.

Nguyễn Thị Tuyết Mai

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Giới thiệu sách chuyên đề Kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) (03/05/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 49 năm ngày Giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024) (01/05/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề nhân Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4 (16/04/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 93 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2024) (23/03/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 114 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3/1910 - 8/3/2024) (07/03/2024)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỉ niệm 22 năm ngày Gia đình Việt Nam 28/6 (28/06/2023)
- Giới thiệu sách chuyên đề Kỉ niệm 133 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2023)(15/05/2023)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỉ niệm 69 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (07/5/1954 - 07/5/2023)(04/05/2023)
- Giới thiệu sách chuyên đề Kỉ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023)(26/04/2023)
- Giới thiệu sách chuyên đề kỷ niệm 92 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2023) (24/03/2023)
THÔNG BÁO
Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Hưng Yên năm 2024  
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 90
Hôm nay 423
Tháng này: 239,618
Tất cả: 2,956,807

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388