► CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ BA NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 02 THÁNG 4 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Đồng chí Hoàng Văn Thụ với Cách mạng Việt Nam


Đồng chí Hoàng Văn Thụ (04/ 11/ 1909 – 04/ 11/ 2019)

Đồng chí Hoàng Văn Thụ, sinh ngày 04/11/1909 trong một gia đình có truyền thống yêu nước, lao động cần cù và hiếu học tại thôn Phạc Lạn, tổng Nhân Lý, châu Văn Uyên, nay là thôn Nhân Hòa, xã Hoàng Văn Thụ, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn. Là một trong những chiến sĩ cộng sản tiền bối của cách mạng Việt Nam, một trong những lãnh tụ xuất sắc của Ðảng, người con ưu tú của dân tộc đã trọn đời chiến đấu hy sinh cho sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Ðảng và nhân dân Việt Nam, là tấm gương về ý chí vượt lên mọi hoàn cảnh của người cộng sản để thực hiện mục tiêu cao cả của Đảng, của dân tộc.

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, với lòng yêu nước nồng nàn, từ lúc niên thiếu, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã tham gia phong trào đấu tranh đòi thả nhà yêu nước Phan Bội Châu, để tang chí sĩ Phan Chu Trinh. 19 tuổi, đồng chí được kết nạp vào Hội Việt Nam cách mạng thanh niên, 20 tuổi được kết nạp vào Ðông Dương Cộng sản Ðảng - một trong những tổ chức tiền thân của Ðảng Cộng sản Việt Nam sau này. Sự ra đời của Ðảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 tạo ra bước ngoặt vĩ đại cho cách mạng nước ta, đồng chí Hoàng Văn Thụ trở thành một trong những đảng viên đầu tiên của Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Sau cao trào Xô Viết - Nghệ Tĩnh (1930-1931), thực dân Pháp ra sức đàn áp phong trào cách mạng Việt Nam, Đồng chí được cấp trên giao nhiệm vụ tiếp tục chỉ đạo phát triển mở rộng phong trào quần chúng cách mạng ở Lạng Sơn.

Giữa năm 1933 Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Lạng Sơn được thành lập, đồng chí trực tiếp làm Bí thư. Dưới sự chỉ đạo của đồng chí Hoàng Văn Thụ và các đảng viên chi bộ, đến cuối năm 1933, phong trào cách mạng không ngừng phát triển rộng khắp.

Đến đầu năm 1934, thay mặt Trung ương Đảng đồng chí Lê Hồng Phong tuyên bố thành lập Ban cán sự Đảng tỉnh Lạng Sơn và phân công đồng chí Hoàng Văn Thụ trực tiếp phụ trách, bằng sự hoạt động tích cực của mình, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã trực tiếp chỉ đạo các tổ chức quần chúng trung kiên đẩy mạnh phong trào cách mạng ở các khu vực tỉnh Lạng Sơn.

Giữa năm 1938, Đồng chí được Xứ ủy Bắc Kỳ phân công tăng cường chỉ đạo phong trào cách mạng ở các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Yên, Hải Dương.

Ngày 8/9/1939, Hội nghị Xứ ủy Bắc Kỳ mở họp tại làng Vạn Phúc (Hà Đông), tại Hội nghị này, Trung ương Đảng đã cử đồng chí Hoàng Văn Thụ làm Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ. Tháng 11 -1940, tại Hội nghị Trung ương lần thứ 7 diễn ra tại làng Đình Bảng, đồng chí được bầu là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa I. Tại Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (tháng 5/1941), đồng chí được bầu vào Ban Thường vụ Trung ương Đảng, đặc trách công tác công vận và binh vận của Đảng.

Ngày 25-8-1943, đồng chí Hoàng Văn Thụ bị địch bắt, giam cầm, tra tấn hết sức dã man, nhưng chúng không lay chuyển được tấm lòng yêu nước, trung thành tuyệt đối với cách mạng của đồng chí. Ðồng chí đã thực hiện xuất sắc chủ trương của Ðảng "biến nhà tù đế quốc thành trường học cộng sản" dù bị tra tấn cực hình, đồng chí Hoàng Văn Thụ vẫn vững vàng trong tư thế hiên ngang của người chiến sĩ cộng sản trung thành với Đảng, với đồng bào, đồng chí. Không khuất phục được ý chí kiên cường của người chiến sĩ cộng sản, rạng sáng ngày 24/5/1944, kẻ thù đã xử bắn Đồng chí tại Tương Mai (Hà Nội), trong niềm đau thương vô hạn của đồng bào, đồng chí. Hình ảnh hiên ngang, bất khuất của đồng chí trước pháp trường làm cho kẻ thù khiếp sợ, là bản anh hùng ca về bản lĩnh, khí tiết và ý chí người chiến sĩ cộng sản kiên trung, bất khuất của Ðảng Cộng sản Việt Nam.

Cuộc đời hoạt động cách mạng của đồng chí là một tấm gương sáng về lòng trung thành vô hạn với Ðảng, hết lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, nhân dân; luôn đặt lợi ích của Ðảng, của nhân dân, của dân tộc lên trên hết. Ðồng chí để lại cho chúng ta những bài học quý báu về tinh thần đoàn kết, ý thức tự phê bình và phê bình trong Ðảng, tình thân ái, thương yêu đồng chí, đồng đội và nhân dân.

Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, đồng chí Hoàng Văn Thụ đã thể hiện quan điểm cách mạng toàn diện của một cán bộ lãnh đạo luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, với cơ sở, sâu sát thực tiễn, có tầm nhìn chiến lược, vận dụng sáng tạo lý luận cách mạng vào hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Ðồng chí đã trực tiếp giác ngộ, vận động quần chúng, đóng góp tích cực trong việc thành lập các chi bộ đảng và phát triển tổ chức đảng ở các Ðảng bộ: Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên, Vĩnh Yên; củng cố, xây dựng nhiều cơ sở đảng ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh... Ðồng chí đề ra chủ trương và trực tiếp chỉ đạo việc duy trì, phát triển đội Du kích Bắc Sơn và xây dựng căn cứ địa cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai. Ðồng chí Hoàng Văn Thụ đã có công lớn trong việc đề xuất sáng lập và làm chủ bút của báo "Giải phóng", viết bài tham gia chỉ đạo công tác tuyên truyền của báo "Cờ Giải phóng" và "Tạp chí Cộng sản". Ðồng chí có vai trò quan trọng trong việc đề ra chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh nhằm đoàn kết các giai cấp, tầng lớp trong xã hội để đánh đuổi thực dân Pháp và phát-xít Nhật, giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp. Trên cương vị Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Ðảng phụ trách công tác công vận và binh vận, đồng chí đã giác ngộ và lôi cuốn được nhiều binh lính người Việt trong quân đội Pháp ủng hộ cách mạng. Ðược sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí, các cơ sở cách mạng được gây dựng và phát triển rộng khắp trong các tầng lớp nhân dân, lực lượng cách mạng không ngừng lớn mạnh về cả chính trị và vũ trang, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám giành chính quyền về tay nhân dân năm 1945.

Sưu tầm và biên soạn: Đỗ Thị Minh Ngọc

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc (30/03/2024)
- Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số" (04/03/2024)
- Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Thìn tỉnh Hưng Yên năm 2024 (04/03/2024)
- Trưng bày sách báo, tài liệu mừng Đảng, mừng Xuân Giáp Thìn 2024 (06/02/2024)
- Hội nghị Tập huấn, chuyển giao phần mềm VietBiblio tại huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (28/11/2023)
- Giới thiệu sách kỷ niệm 89 năm ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam (20/10/1930-20/10/2019)(17/10/2019)
- Hội nghị giữa nhiệm kỳ Đoàn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch(17/10/2019)
- Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2019(02/10/2019)
- Trao sản phẩm số hóa tài liệu Hán - Nôm năm 2018 tại hai huyện Văn Lâm, Văn Giang(30/09/2019)
- Nhà chí sĩ yêu nước Bùi Bằng Đoàn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc(13/09/2019)
THÔNG BÁO
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024  
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Cấp thẻ miễn lệ phí trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 66
Hôm nay 155
Tháng này: 280,097
Tất cả: 2,926,810

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388