► KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI ĐẠI SỨ VĂN HÓA ĐỌC TỈNH HƯNG YÊN NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 02 THÁNG 5 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Giáo dục Việt Nam thời kì thuộc địa qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1858 - 1945)

Giáo dục Việt Nam thời kì thuộc địa qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1858 - 1945) / Đỗ Hoàng Anh, Hoàng Thị Hằng, Bùi Thị Huệ...biên soạn. - H. : Dân trí, 2021. - 1321tr. : bảng ; 25cm

Nhà xuất bản: Dân trí

Khổ sách, số trang: 17 x 25cm ; 1321 trang

Số ĐKCB: VV.004820, PM.053965, TC.004604

Khi tiến hành xâm lượng Việt Nam, nhận thấy quá khứ Việt Nam nặng về Hán học, người Pháp đã chủ trương hủy diệt Nho học, hướng tinh thần người Việt về với nước Pháp bằng cách vừa áp đặt nền giáo dục mới vừa từng bước hạn chế, đi đến xóa bỏ hoàn toàn nền giáo dục phong kiến. Chính sách giáo dục thuộc địa của Pháp mang lại cả những điều tiêu cực và tích cực, có những đóng góp ảnh hưởng đến giáo dục hiện đại.

Cuốn sách Giáo dục Việt Nam thời kì thuộc địa qua tài liệu và tư liệu lưu trữ (1858 - 1945)” bao gồm cả hệ thống các văn bản pháp quy của chính quyền thuộc địa, như các nghị định, quyết định, chỉ dụ, sắc lệnh… cùng hồ sơ lưu trữ liên quan đến nền giáo dục các cấp ở Việt Nam từ 1858-1945. Đây là những văn bản được chọn lọc từ khối tư liệu tiếng Pháp hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, được biên soạn dưới dạng sách tra cứu.

Nội dung cuốn sách phản ánh tương đối đầy đủ và toàn diện nền giáo dục Việt Nam cũng như những chủ trương và chính sách của chính quyền Pháp về giáo dục giai đoạn 1858 - 1945. Trong giai đoạn này, người Pháp đã tiến hành lần lượt các cuộc cải cách giáo dục, từ đó, nền giáo dục ba cấp ở Việt Nam đã căn bản hình thành. Thông qua chính sách giáo dục của Pháp, người Việt đã tiếp thu những kiến thức mới của văn minh phương Tây một cách có chọn lọc và làm phong phú thêm nền văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Ngoài phần nội dung chính, phần phụ lục cuốn sách có: Bảng chữ viết tắt; Sách dẫn (Index); Từ điển chú giải: chú thích tên gọi các cấp học, trường học, lớp học, bằng cấp, các kì thi tuyển, và một số chức danh, tổ chức được sử dụng trong thời kì Pháp thuộc.

Cuốn sách đã góp phần phục vụ việc nghiên cứu hoạch định đường lối giáo dục mới của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn mới.

Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu!

 
In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Đừng nhìn lén nữa, anh cũng thích em : Tiểu thuyết  (29/12/2023)
- Vượt qua thời không để yêu anh  (29/12/2023)
- Những vệ sĩ của hành tinh : Cách để trở thành một người hùng bảo vệ hệ sinh thái. Dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên  (29/12/2023)
- 100 bí ẩn đáng kinh ngạc về âm nhạc = 100 things to know about music  (29/12/2023)
- 24 giờ ở thời đồ đá : Dành cho trẻ từ 6-15 tuổi  (29/12/2023)
- Chính sách ngụ binh ư nông các thời Lý - Trần - Lê Sơ (Thế kỷ XI - Thế kỷ XV) (10/08/2022)
- Chiến dịch Trị - Thiên 1972 (10/08/2022)
- Khảo cứu về tiền cổ An Nam (10/08/2022)
- Đô thị cổ Việt Nam(10/08/2022)
- Cách mạng ruộng đất ở Việt Nam (10/08/2022)
THÔNG BÁO
Kế hoạch tổ chức Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Hưng Yên năm 2024
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 142
Hôm nay 5,411
Tháng này: 407,227
Tất cả: 3,124,416

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388