► CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ BA NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 02 THÁNG 4 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Tô Hiệu (1912 - 1944)

Tô Hiệu sinh năm 1912, là con út trong một gia đình nho học có truyền thống yêu nước ở làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang. Ông là cháu nội cụ Đốc Nam Tô Ngọc Nữu, cháu ngoại cụ Tán Bắc Ngô Quang Huy. Bố mất sớm, mẹ ông tần tảo nuôi 5 anh em ông ăn học. Ông tư chất thông minh, đặc biệt rất giỏi đánh cờ.

Năm 1925 - 1926, ông theo học trường Pháp - Việt tại thị xã Hải Dương, tham gia phong trào đòi ân xá cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh nên bị đuổi học.

Năm 1927, Tô Hiệu lên Hà Nội, được anh cả Tô Tu nuôi ăn học. Ông hăng hái tham gia hoạt động trong tổ chức yêu nước cách mạng xích vệ đoàn do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Cuối năm 1929, ông vào Sài Gòn hoạt động cùng với anh Tô Chấn. Năm 1930, ông bị chính quyền thực dân Pháp bắt, bị tra tấn hết sức dã man. Không tìm được chứng cứ buộc tội, chúng vẫn kết án ông 4 năm tù giam, đày đi Côn Đảo và giam ở trong khám những người tù nguy hiểm. Ở trong tù, Tô Hiệu hăng hái đấu tranh và tích cực rèn luyện, học tập, trở thành đảng viên ưu tú, một cán bộ lãnh đạo xuất sắc của Đảng.

Cuối năm 1934, ông được ra tù. Bọn mật thám xếp ông vào loại “nguy hiểm”, nên bị quản thúc nghiêm ngặt tại quê nhà. Trong những năm tháng sống ở quê, không bỏ phí thời gian, ông tìm mọi cách liên lạc với Đảng và lại lao vào hoạt động. Ông còn vận động bà con thôn xóm góp công sức xây dựng trường học cho con em trong làng. Năm 1935, ông được điều lên Thái Nguyên để xây dựng cơ sở cách mạng, sau chuyển về Hà Nội làm Ủy viên Ban Thường vụ Xứ ủy Bắc kỳ, phụ trách tuyên huấn, trực tiếp lãnh đạo phong trào ở Hà Nội. Ông viết bài đăng trên các báo công khai để hướng dẫn công tác và cử cán bộ xuống vùng mỏ hoạt động, nhờ đó phong trào đấu tranh của công nhân mỏ lên mạnh.

Mùa thu năm 1938, ông được Trung ương Đảng phân công phụ trách miền duyên hải Bắc kỳ, trực tiếp làm Bí thư Ban cán sự Đảng Hải Phòng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, phong trào đấu tranh được dấy lên mạnh mẽ. Các cuộc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm, đòi cải thiện đời sống của công nhân các nhà máy: Xi măng, Máy Điện, Máy Tơ, Máy Nước... đạt kết quả. Điển hình là cuộc đấu tranh của 3000 công nhân nhà Máy Tơ từ ngày 16 đến 22/4/1939 do Tô Hiệu trực tiếp chỉ đạo, bọn chủ đã phải giải quyết toàn bộ yêu sách của công nhân.

Ngày 30/5/1939, Tô Hiệu lãnh đạo cuộc đấu tranh chống thuế đèn, thuế nước. Bọn Pháp đàn áp, bắt 72 người. Nhờ sự bảo vệ của anh em công nhân, ông trốn thoát. Thời gian này Tô Hiệu bị bệnh lao phổi nặng, sức khoẻ giảm sút, Xứ ủy yêu cầu nghỉ chữa bệnh nhưng ông vẫn thiết tha xin tiếp tục công tác. Ông tổ chức chỉ đạo báo “Chiến đấu” bí mật lưu hành ở Hải Phòng, số đầu tiên ra ngày 07/11/1939 - số đặc biệt kỷ niệm Cách mạng tháng Mười Nga.

Ngày 01/12/1939, ông bị bắt. Bọn giặc tra tấn rất dã man nhưng ông tỏ rõ khí phách hiên ngang của người cộng sản. Những lúc hồi tỉnh ông lại tiếp tục tuyên truyền động viên anh em trong nhà lao Hải Phòng giữ vững chí khí cách mạng, đấu tranh chống chế độ nhà tù, tổ chức kỷ niệm ngày thành lập Đảng 3/2/1940 trong nhà tù đế quốc. Chính quyền thực dân đưa ông ra xét xử ở toà án Kiến An, kết án 5 năm tù và đày lên Sơn La. Tại đây, Tô Hiệu được bầu là Bí thư Chi bộ Đảng. Ông đã lãnh đạo anh em kiên trì đấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù, tuyên truyền cách mạng cho binh lính và đồng bào địa phương, nhen nhóm phong trào cách mạng ở tỉnh Sơn La. Ông cùng với một số đồng chí ra báo “Suối Reo” làm tài liệu tuyên truyền, mở lớp chính trị, văn hoá giảng dạy cho bạn tù nhằm “biến nhà tù thành trường học”, phá được âm mưu thâm độc của bọn đế quốc làm cho tù nhân chết dần, chết mòn vì bệnh sốt rét và chế độ hà khắc của chúng. Điều đáng quý nhất, quan trọng nhất là ông đã đào tạo, bồi dưỡng được nhiều đảng viên sau này trở thành những cán bộ ưu tú của Đảng. Tinh thần hy sinh, tận tụy vì Đảng, vì dân của ông có sức thuyết phục, cảm hóa rất lớn. Tên công sứ Pháp tỉnh Sơn La là Cút-xô thẳng tay “khủng bố”, thực hiện chế độ nhà tù ngày một hà khắc. Anh em tù tuyệt thực để phản đối, nhiều người bị chúng giam trong hầm tối.

Do cuộc sống khắc nghiệt của nhà tù cùng với sự tra tấn tàn bạo của kẻ địch, sức khoẻ Tô Hiệu ngày một giảm sút, nhưng ông vẫn tin tưởng, lạc quan. Năm 1943, nghe tin Hồng quân Liên Xô thắng lớn ở Lênin-Grát, tuy đang mệt nhưng ông đã nhận định “Liên Xô sẽ thắng, phát xít sẽ thua, chiến tranh sẽ kết thúc, cách mạng Việt Nam sẽ thắng lợi”.

Ngày 7/3/1944, Tô Hiệu qua đời tại Sơn La. Mộ ông được an táng tại nghĩa địa Vườn ổi. Ngày nay, ở nhà tù Sơn La, bên bức tường đá nhà ngục lạnh lẽo, cây đào do ông trồng vẫn xanh tươi đầy sức sống. Cảm phục tinh thần kiên trung của ông, nhạc sĩ Hồ Bắc đã sáng tác ca khúc Hát dưới cây đào Tô Hiệu. Bài hát đã trở thành bài ca đi cùng năm tháng. Cành đào được mang về từ Sơn La cứ mỗi độ xuân về, tết đến lại nở hoa đỏ thắm ở làng Xuân Cầu quê hương ông. Nhiều đường phố, trường học, nông trường được vinh dự mang tên Tô Hiệu.

Tham gia hoạt động cách mạng từ thuở thiếu niên, hy sinh ở tuổi 32, cuộc đời Tô Hiệu tuy ngắn ngủi, nhưng những cống hiến của ông cho dân tộc, cho cách mạng lại vô cùng to lớn. Ông đã có công gây dựng và phát động phong trào cách mạng ở Hà Nội, Hải Phòng và liên tỉnh B, bao gồm các tỉnh miền duyên hải Bắc bộ và Hải Dương, Hưng Yên; khôi phục lại Xứ ủy Bắc Kỳ cuối năm 1936. Trong những năm bị địch bắt giam ở Sơn La, ông đã góp phần rất quan trọng biến nhà tù thành trường học, đào tạo được nhiều cán bộ ưu tú cho Đảng, cho cách mạng. Năm 1997, Đảng và Nhà nước đã truy tặng Bằng Tổ quốc ghi công cho hai anh em ông: liệt sĩ Tô Hiệu và liệt sĩ Tô Chấn.

Theo cuốn "Danh nhân Hưng Yên"

 
In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Đồng chí Tô Hiệu với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc Việt Nam (04/03/2024)
- Nguyễn Thiện Kế (1849 - 1937) (15/06/2022)
- Nhạc sĩ Mai Văn Chung (1914 - 1984) (15/06/2022)
- Đồng chí Lê Văn Lương với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc (21/03/2022)
- Lê Văn Lương (1912 - 1995)(05/03/2022)
- Phạm Huy Thông (1916-1988)(26/11/2021)
- Nhà văn Vũ Trọng Phụng (1912 - 1939)(18/10/2021)
- Đền thờ Bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Vân Nội (Hưng Yên)(01/12/2020)
- Dấu ấn chuyến đi sứ sang nhà Thanh của Tiến sĩ Đặng Văn Khải(02/03/2020)
THÔNG BÁO
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024  
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Cấp thẻ miễn lệ phí trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 140
Hôm nay 599
Tháng này: 228,318
Tất cả: 2,875,031

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388