► CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ BA NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 3 THÁNG 4 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Giới thiệu sách "Tục lệ Hưng Yên - tập 1,2"

         Hưng Yên là tỉnh nằm ở tả ngạn sông Hồng, thuộc châu thổ đồng bằng Bắc bộ, nơi hội tụ của nền văn minh lúa nước gắn liền với văn hóa làng, xã. Từ buổi bình minh của lịch sử, vùng đất này đã có con người đến tụ cư dựng xóm, lập làng. Chính mối quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể và giữa tập thể này với tập thể kia đã hình thành nên những điều lệ, quy ước. Những quy tắc, quy ước này không ngừng được bổ sung, hoàn thiện tạo ra các bản hương ước, tục lệ được cố định thành văn bản. Tục lệ - hương ước chính là tấm gương phản chiếu bộ mặt xã hội, phong tục, tập quán cũng như đời sống văn hóa làng xã.

Nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, giữ gìn thuần phong mỹ tục của cộng đồng, từ năm 2010, Thư viện tỉnh Hưng Yên đã phối hợp với Viện Nghiên cứu Hán Nôm sưu tầm, dịch thuật, biên soạn và xuất bản những tư liệu Hán Nôm về tục lệ, hương ước của các làng xã trên địa bàn tỉnh.

Hướng tới kỷ niệm 190 năm thành lập tỉnh (1831 - 2021), 80 năm thành lập Đảng bộ tỉnh (7/1941 - 7/2021) và 25 năm tái lập tỉnh Hưng Yên (01/01/1997 - 01/01/2022), Thư viện tỉnh giới thiệu đến bạn đọc bộ sách "Tục lệ Hưng Yên".

 

Bộ sách “Tục lệ Hưng Yên” gồm 2 tập. Cuốn Tục lệ Hưng Yên - Tập 1, được Thư viện tỉnh Hưng Yên xuất bản năm 2015, dày 707 trang. Cuốn sách giới thiệu đến bạn đọc văn bản hương ước - tục lệ của các làng xã Hưng Yên được ban hành qua các thời kỳ và tư liệu liên quan gắn với sinh hoạt làng xã của các xã, thôn thuộc tổng Thái Lạc, Nghĩa Trai, Đồng Xá, Đại Từ huyện Văn Lâm và tổng Tử Dương, Sài Trang huyện Yên Mỹ. Đây là những văn bản có niên đại sớm, nội dung hay, phong phú, đa dạng và mang tính đặc thù ở làng xã tỉnh Hưng Yên. Các tục lệ ra đời sớm nhất được ghi trong văn bản hương ước của cuốn sách chủ yếu từ những năm cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII như: Hương ước thôn Thọ Khang, xã Đình Loan (nay là xã Tân Quang, huyện Văn Lâm) lập năm Chính Hòa 10 (1689); Tục lệ xã Thị Trung soạn vào năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754)…

 
 
 

Cuốn Tục lệ Hưng Yên – Tập 2, được xuất bản năm 2021, dày 528 trang, tiếp tục giới thiệu đến bạn đọc những bản hương ước - tục lệ của các làng xã thuộc tổng Đồng Xá và tổng Thái Lạc huyện Văn Lâm.

Với sự cẩn thận và tỉ mỉ trong biên soạn, nhóm biên soạn đã mang đến cho độc giả một cái nhìn tổng thể về sự hình thành, phát triển và tồn tại của hương ước tục lệ trong làng xã tỉnh Hưng Yên từ ngàn xưa. Nội dung của tục lệ rất đa dạng bởi mỗi làng lại có những tập tục, quy ước riêng. Phần lớn nội dung tục lệ tập trung ở một số điều khoản liên quan đến các vấn đề như: thờ Thành hoàng làng (trong tục lệ xã Nhạc Miếu, tổng Thái Lạc nay là thôn Nhạc Miếu, xã Lạc Hồng, huyện Văn Lâm); lệ mừng sinh con trai (trong biệt khoán thôn Xuân Lôi, xã Ngải Dương, tổng Thái Lạc nay là thôn Xuân Lôi, xã Đình Dù, huyện Văn Lâm); quy ước về bảo vệ sản xuất (trong tục lệ thôn Đoài, xã Trình Xá, tổng Đại Từ nay là thôn Trịnh Xá, xã Chỉ Đạo, huyện Văn Lâm); đề cao việc học hành, khoa cử (trong khoán lệ 3 thôn xã Hương Lãng, tổng Thái Lạc nay là thôn Ao, thôn Chùa, thôn Khách, xã Minh Hải, huyện Văn Lâm)…

 

Đặc biệt, tục lệ hay hương ước làng do các bậc Nho gia trong làng biên soạn nên hầu như tục lệ nào cũng có điều khoản về hành vi đạo đức theo giáo lý Nho học, nổi bật là đạo hiếu đễ. Khoán lệ thôn Uy Nghi, xã Đồng Xá, tổng Đồng Xá (nay là thôn Đồng Xá, xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm) nêu rõ: “Các việc trong thôn làng nhất nhất đều phải công bằng, chính trực không được có ý riêng tư cho tộc họ mình. Việc hương đảng thì nên hài hòa, không nên tham lận, ty tiện. Vợ chồng thì nên hòa mục, chớ được cãi cọ om sòm. Anh em thì nên cung kính, hòa nhã, chớ có đấu đá. Trưởng ấu nên có thứ tự trước sau, chớ có xuề xòa coi thường vai vế. Nói năng nên khiêm nhượng, chớ có huênh hoang càn quấy. Được vậy thì tình làng mới ngày nên mỹ tục.”

 

Qua các bản hương ước tục lệ, những đặc điểm về kinh tế, chính trị, văn hóa của làng xã được biểu hiện một cách sinh động, cụ thể, chi tiết. Đây chính là nguồn tài liệu quý giá về làng xã cổ truyền của huyện Văn Lâm, Yên Mỹ nói riêng, tỉnh Hưng Yên nói chung. Việc xuất bản bộ sách “Tục lệ Hưng Yên” đã thực sự mang lại hiệu quả, phát huy những giá trị văn hóa trong việc xây dựng làng văn hóa, khu phố văn hóa và phong trào xây dựng nông thôn mới, nông thôn kiểu mẫu hiện nay.

 

Thư viện tỉnh Hưng Yên trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

Vũ Thị Hậu

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Giới thiệu bộ sách “Tổng tập văn hóa dân gian sưu tầm ở Hưng Yên” (24/02/2023)
- Giới thiệu cuốn sách: "Một chiến dịch ở Bắc Kỳ" (18/06/2022)
- Giới thiệu sách "Hưng Yên - Biên niên những sự kiện lịch sử" (05/04/2022)
- Giới thiệu sách “Danh nhân Hưng Yên”(08/12/2021)
- Làng xã của người An Nam ở Bắc Kỳ(12/08/2021)
- Những trang sử vẻ vang : Từ trước cuộc nội thuộc Tàu đến triều Gia Long(12/08/2021)
- Lịch triều tạp kỷ(12/08/2021)
- Nợ làng(12/08/2021)
THÔNG BÁO
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Cấp thẻ miễn lệ phí trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 67
Hôm nay 1,126
Tháng này: 283,949
Tất cả: 2,930,662

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388