► CHÀO MỪNG NGÀY SÁCH VÀ VĂN HÓA ĐỌC VIỆT NAM LẦN THỨ BA NĂM 2024                  ► THƯ MỤC BÀI TRÍCH BÁO, TẠP CHÍ TUẦN 3 THÁNG 4 NĂM 2024                  ► TỪ NGÀY 01/01/2024, THƯ VIỆN TỈNH MỞ CỬA PHỤC VỤ TỪ THỨ HAI ĐẾN CHỦ NHẬT HÀNG TUẦN                 
Kỷ niệm 90 năm thành lập Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (20/10/1930 - 20/10/2020)

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước, trong đó, phụ nữ Việt Nam giữ một vai trò trọng yếu.

Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam ra đời trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh. 90 năm qua, Hội LHPN Việt Nam đã không ngừng phát triển và trở thành một tổ chức chính trị - xã hội lớn mạnh, rộng khắp, vận động, tập hợp đông đảo các tầng lớp phụ nữ tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Cùng nhìn lại những dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự trưởng thành và phát triển của tổ chức Hội LHPN Việt Nam.

1. Các tổ chức tiền thân của phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập

Giai đoạn trước năm 1930: Khi Đảng Cộng sản chưa ra đời, khắp các vùng miền trên cả nước đã xuất hiện các tổ chức phụ nữ, ở Bắc Ninh có nhóm phụ nữ học nghề đăng ten, ở Vinh có tổ phụ nữ Giải phóng, ở Huế có nhóm Sinh hội đỏ Trường nữ Đồng Khánh...Các tổ, nhóm này vừa tham gia sinh hoạt vừa âm thầm tuyên truyền hoạt động cách mạng.

Giai đoạn 1930 - 1936

Sau khi thành lập Đảng, từ ngày 14-31/10/1930, tại Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ Nhất, bên cạnh việc thảo luận Luận Cương chính trị của Đảng, Hội nghị đã thông qua Nghị quyết về Phụ nữ vận động, trong đó đề ra nhiệm vụ phải tổ chức các đoàn thể phụ nữ như “phụ nữ hiệp hội”...Như vậy, Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ Nhất tháng 10/1930 đã đánh dấu quá trình hình thành tổ chức Hội đầu tiên của phong trào phụ nữ dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Hoạt động của phong trào phụ nữ thời kỳ này có nhiều phương thức tổ chức thích hợp với chủ trương hoạt động bí mật của Đảng như: Hội cấy, hội gặt, hội tương tế…

Giai đoạn 1936 - 1939: Trước yêu cầu của cách mạng Việt Nam, tổ chức cách mạng của phụ nữ được đổi thành Hội phụ nữ Dân chủ, tuyên truyền đường lối, quan điểm của Đảng về giải phóng phụ nữ, nam nữ bình đẳng, đấu tranh đòi tự do dân chủ, đòi quyền lợi cho phụ nữ như hội Ái hữu, hội Truyền bá quốc ngữ.

Giai đoạn 1939 - 1941: Để phù hợp với tình hình trong nước và quốc tế, Hội lấy tên là Hội phụ nữ Phản đế, vận động chị em tham gia mít tinh, biểu tình, lập các hội cứu tế, bảo an, tham gia chống bắt lính với khẩu hiệu chống đế quốc chiến tranh, đòi hoà bình, đòi bồi thường chiến tranh, tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, tập hợp và xây lực lượng, chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

Giai đoạn 1941 - 1945: Đoàn Phụ nữ Cứu quốc được thành lập ngày 16/6/1941, vận động các tầng lớp phụ nữ gia nhập Mặt trận Việt Minh, gia nhập các đoàn thể cứu quốc đánh Pháp, đuổi Nhật, xây dựng và bảo vệ cơ sở cách mạng...Phong trào phụ nữ ngày càng lớn mạnh, góp phần vào thắng lợi chung của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945.

2. Hội LHPN Việt Nam được thành lập, tập hợp phụ nữ thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc, thống nhất và bảo vệ đất nước

Giai đoạn 1946 - 1954

- Ngày 03/10/1946, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Huỳnh Thúc Kháng đã ký Nghị định cho phép thành lập Hội LHPN Việt Nam. Ngày 20/10/1946, Hội LHPN Việt Nam làm lễ ra mắt tại Quảng trường Nhà hát Lớn, Thủ đô Hà Nội. Bà Lê Thị Xuyến được cử làm Hội trưởng lâm thời Hội LHPN Việt Nam. Tên gọi Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam được duy trì cho đến ngày nay.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ Nhất, nhiệm kỳ 1950 - 1956 diễn ra từ ngày 14 - 19/4/1950 tại tại xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 32 ủy viên, bà Lê Thị Xuyến được bầu làm Hội trưởng. Đại hội đã ra quyết định hợp nhất Đoàn Phụ nữ Cứu quốc Việt Nam với Hội LHPN Việt Nam thành một tổ chức Hội thống nhất lấy tên là Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Giai đoạn này, Hội LHPN Việt Nam đã vận động các tầng lớp phụ nữ thực hiện phong trào phụ nữ học cày bừa, tăng gia sản xuất đảm bảo cho bộ đội "ăn no đánh thắng", mua công phiếu kháng chiến…Hoạt động của Hội đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Giai đoạn 1954 - 1975

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ II, nhiệm kỳ 1956 - 1961 diễn ra từ ngày 26 - 31/5/1956 tại Nhà hát lớn, Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 50 ủy viên, bà Nguyễn Thị Thập được bầu làm Hội trưởng.

- Ngày 08/3/1961, Hội LHPN Giải phóng Miền Nam Việt Nam được thành lập với vai trò tập hợp phụ nữ miền Nam Việt Nam đoàn kết trên mặt trận giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, bà Nguyễn Thị Tú được bầu làm Hội trưởng.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ III, nhiệm kỳ 1961 - 1974 diễn ra từ ngày 08 - 11/3/1961 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 67 ủy viên, bà Nguyễn Thị Thập tiếp tục được bầu làm Hội trưởng. Đại hội phát động phong trào thi đua “Phụ nữ 5 tốt”.

- Tháng 3/1965, Trung ương Hội LHPN Việt Nam phát động phong trào “Ba đảm đang”. Phong trào “Ba đảm đang” là bước phát triển mới của phong trào “5 tốt”, trở thành nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động của Hội LHPN Việt Nam giai đoạn 1965-1975 là một trong những phong trào thi đua có quy mô lớn nhất trong lịch sử Việt Nam thời kỳ hiện đại, trở thành hoạt động nổi bật, tiêu biểu trong lịch sử tổ chức và hoạt động của Hội LHPN Việt Nam là bộ phận khăng khít của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.

3. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong giai đoạn (1975 - 1985)

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IV, nhiệm kỳ 1974 - 1982 diễn ra từ ngày 04 - 07/3/1974 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 76 ủy viên, bà Hà Thị Quế được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội phát động phong trào thi đua “Người phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.

- Tháng 6/1976, Hội nghị hợp nhất tổ chức Phụ nữ hai miền Bắc, Nam được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh, thống nhất lấy tên là Hội LHPN Việt Nam và quyết định lấy ngày 20/10/1930 là ngày thành lập, bà Hà Thị Quế được bầu làm Chủ tịch Hội.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ V, nhiệm kỳ 1982 - 1987 diễn ra từ ngày 19 - 20/5/1982 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 109 ủy viên, bà Nguyễn Thị Định được bầu làm Chủ tịch Hội.

4. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước (1986 - nay)

Thông qua những hoạt động phong phú trong phong trào "Ngư­ời phụ nữ mới xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", những nét đặc trư­ng cho tính cách của ngư­ời phụ nữ mới xã hội chủ nghĩa đ­ược hình thành từng b­ước và thể hiện tập trung nhất ở những tập thể, cá nhân điển hình của các ngành, các địa phư­ơng. Năm 1980, nhân dịp kỷ niệm lần thứ 50 ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam, phong trào phụ nữ cả nước đã đư­ợc vinh dự đón nhận Huân ch­ương Hồ Chí Minh, phần thưởng cao quý ghi nhận những thành tích và cống hiến to lớn của phụ nữ Việt Nam.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VI, nhiệm kỳ 1987 - 1992 diễn ra từ ngày 19 - 20/5/1987 tại Hội trường Ba Đình, Thủ đô Hà Nội. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 98 ủy viên, bà Nguyễn Thị Định tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội đã phát động hai cuộc vận động “Phụ nữ giúp nhau làm kinh tế gia đình” và “Nuôi dạy con tốt” góp phần hạn chế trẻ em suy dinh dưỡng và bỏ học.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VII, nhiệm kỳ 1992 - 1997 diễn ra từ ngày 18 - 20/5/1992 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 96 ủy viên, bà Trương Mỹ Hoa được bầu làm Chủ tịch Hội.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ VIII, nhiệm kỳ 1997 - 2002 diễn ra từ ngày 19 - 20/5/1997 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 130 ủy viên, bà Trương Mỹ Hoa tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội phát động hai phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, nuôi dạy con tốt, xây dựng gia đình hạnh phúc” và “Phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, cần kiệm xây dựng đất nước”.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ IX, nhiệm kỳ 2002 - 2007 diễn ra từ ngày 22 - 23/02/2002 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 132 ủy viên, bà Hà Thị Khiết được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội tiếp tục phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ X, nhiệm kỳ 2007 - 2012 diễn ra từ ngày 01- 4/10/2007 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội bầu Ban Chấp hành gồm 154 ủy viên, bà Nguyễn Thị Thanh Hoà được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội tiếp tục phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” gắn với thực hiện cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; vận động các tổ chức, cá nhân ủng hộ xây dựng "Mái ấm tình thương" cho phụ nữ nghèo.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XI, nhiệm kỳ 2012 - 2017 được tổ chức từ ngày 11 - 14/3/2012 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 163 ủy viên, bà Nguyễn Thị Thanh Hoà tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc”; đồng thời triển khai sâu rộng 2 cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, “Rèn luyện các phẩm chất đạo đức Tự tin - Tự trọng - Trung hậu - Đảm đang” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Đại hội đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, nhiệm kỳ 2017 - 2022 được tổ chức từ ngày 07 - 09/3/2017 tại Thủ đô Hà Nội. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành gồm 161 ủy viên, bà Nguyễn Thị Thu Hà tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hội. Đại hội phát động phong trào thi đua “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình hạnh phúc” và hai cuộc vận động “Rèn luyện phẩm chất đạo đức: tự tin, tự trọng, trung hậu, đảm đang”; “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch” gắn với học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

- Ngày 08/5/2020, Hội nghị Đoàn Chủ tịch lần thứ 7 Trung ương Hội LHPN Việt Nam đã bầu bà Hà Thị Nga làm Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam khóa XII nhiệm kỳ 2017 - 2022

Trải qua 90 năm xây dựng và phát triển, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày càng xứng đáng là tổ chức đại diện, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ Việt Nam. Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã giữ vững vai trò nòng cốt trong phong trào phụ nữ, không ngừng đổi mới nội dung, phương thức hoạt động nhằm phát huy mọi tiềm năng, sức sáng tạo của các tầng lớp phụ nữ, đóng góp quan trọng trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước và hội nhập quốc tế.

Sưu tầm và biên soạn: Nguyễn Thị Tuyết Mai

In trang Quay lại Lên trên
Các tin khác
- Trường THCS Quang Hưng tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc năm 2024 (24/04/2024)
- Tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024 (22/04/2024)
- Đồng chí Nguyễn Lương Bằng với sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc (30/03/2024)
- Hội nghị nói chuyện chuyên đề "Văn hóa đọc cho thanh thiếu niên, học sinh trong thời đại công nghệ số" (04/03/2024)
- Khai mạc Hội báo Xuân Giáp Thìn tỉnh Hưng Yên năm 2024 (04/03/2024)
- Trao sản phẩm số hóa tài liệu Hán Nôm năm 2019 trên địa bàn huyện Ân Thi và Phù Cừ(14/10/2020)
- Khai mạc Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2020(06/10/2020)
- Đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai với cách mạng Việt Nam(22/09/2020)
- Thư viện tỉnh thăm, hỗ trợ và luân chuyển cho 02 thư viện, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng trên địa bàn huyện Văn Lâm(11/09/2020)
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức trưng bày chuyên đề: “Đảng bộ tỉnh Hưng Yên qua các kỳ đại hội” và “Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên - 75 năm xây dựng và phát triển”(31/08/2020)
THÔNG BÁO
Thông báo các hoạt động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Thông báo lịch phục vụ bạn đọc năm 2024
Cấp thẻ miễn lệ phí trong Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2023
NỘI QUY THƯ VIỆN
Nội quy thư viện
Quy định mượn - đọc sách
Hành vi vi phạm và mức phạt
DANH MỤC
Cấp thẻ thư viện
Lịch phục vụ bạn đọc
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online: 79
Hôm nay 1,362
Tháng này: 285,715
Tất cả: 2,932,428

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ THƯ VIỆN TỈNH HƯNG YÊN
Cơ quan chủ quản: Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hưng Yên
Cơ quan quản lý trực tiếp: Thư viện tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: số 4, đường Bạch Đằng, phường Minh Khai, thành phố Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên
Giấy phép số: 24/GP-TTĐT của Sở Thông tin và Truyền thông, ngày 26  tháng 3  năm 2018
Chịu trách nhiệm nội dung: Ông Đào Văn Quyến, Giám đốc Thư viện tỉnh
Hòm thư điện tử: thuvientinh@hungyen.gov.vn.  Điện thoại: 0221 3 869 388